Skip to content
Khóa và phụ kiện cửa - Gọi ngay: 0914 896 213

Cách lắp tay co thủy lực

Việc lựa chọn tay co thủy lực phù hợp với cửa đã khó thì để lắp đặt được đúng và đảm bảo kỹ thuật, tuổi thọ cho sản phẩm đòi hỏi người thợ phải biết nguyên tắc hoạt động của nó.

Công ty cổ phần công nghiệp Nam An Phát trân trọng gửi tới quý khách hàng một số cách lắp co thủy lực phổ biến hiện nay:

I. Cách chọn tay co:

Căn cứ vào kích thước và trọng lượng của cửa để lựa chọn được bộ tay co phù hợp nhất. Với mỗi loại tay co sẽ đảm bảo được yêu cầu đóng mở nhẹ nhàng đối với trọng lượng từng loại cửa tương ứng.

Ví dụ: tay co chịu tải trọng <45kg thì cửa cũng sẽ nặng tương ứng là <45kg nếu trọng lượng cửa >45kg mà dùng tay co chịu tải trọng <45kg thì sẽ dẫn đến hiện tượng tay co không đóng được hoặc đóng được nhưng tuổi thọ sẽ không đảm bảo.

Vì vậy trước khi hỏi mua tay co bạn cần biết trọng lượng cửa để gắn tay co là bao nhiêu từ đó nhân viên sẽ chọn tay co phù hợp với cửa để tư vấn cho bạn.

Xem ngay>>Các mẫu tay co thủy lực chất lượng tốt của Nam An Phát JSC

II. Xác định vị trí lắp đặt:

Đối với từng loại cửa tương ứng với từng không gian và mỹ quan sau khi lắp đặt để thỏa mãn tất cả các yêu cầu đó thì người lắp đặt tay co phải lựa chọn được cách lắp đặt tối ưu nhất.

Đối với cửa hành lang thì cách lắp tối ưu nhất là lắp vào mặt trong cửa (mặt không hướng ra hành lang) tăng tính mỹ quan của công trình.

Đối với các loại cửa khác thì tùy thuộc vào vị trí lắp đặt sao cho việc đóng mở được thuận tiện không bị vướng bận.

III. Cách lắp đặt: Đối với cửa mở từ phải qua trái, lắp mặt ngoài của cửa.

- Dụng cụ cần để lắp bao gồm: máy khoan tay, tua vít 2 và 4 cạnh, cờ lê hoặc mỏ lết.

- Trước hết muốn lắp đặt được tay co thủy lực 1 cách nhanh nhất và thuận lợi nhất bạn nên xác định vị trí cửa mở vào, hay mở ra, bên trái hay bên phải để lắp đặt.

Lưu ý : Bản vẽ kỹ thuật đính kèm chỉ dành cho cửa có bề rộng 1000 mm, đối với các lọai cửa có kích thước khác, phải tìm thông số như sau:

Bước 1 : Lấy dấu 6% của bề rộng cánh cửa, tính từ tim bản lề đến vít chỉnh tốc độ ( Ví dụ : cửa rộng 800 mm / 6% = 48 mm ). Hoặc gấp tờ giấy hướng dẫn đi kèm với sản phẩm đặt lên cửa đúng vị trí hướng dẫn rồi vạch dấu.

Bước 2 : Lấy dấu khoan mồi 1 lỗ vít dùng để bắt hộp áp lực vào cánh cửa và 1 lỗ vít tay đẩy lên.

Bước 3 : Đặt tay co lên vị trí đánh dầu hướng mặt ốc chỉnh tốc độ của hộp áp lực về phía bản lề, ráp chặt hộp áp lực bằng 1 vít sau đó căn chỉnh sao cho tay co nằm ngang song song với khung trên cửa. Cố định bằng 3 vít ở 3 lỗ còn lại. Với tay đẩy cũng làm tương tự.

Bước 4 : Đóng cửa lại ráp tay đẩy cố định vào hộp áp lực, tay di động vào khung bao xiết chặt ốc (tháo ốc liên kết tay di động và tay cố định, không được để dính liền).

Bước 5 : Mở cửa ra tại vị trí 90 độ – 102 độ ( tùy theo góc mở cho phép) dùng tay kéo tay cố định xoay 180 độ (xuôi chiều kim đồng hồ, ra vị trí ngược lại) khi nghe âm thanh Click tại hộp áp lực, là hệ thống áp lực đã định vị điểm dừng 90o của tay đẩy hơi.

Bước 6 : Nới lỏng ốc định vị ra, xoay tay di động ra hoặc vào cho phù hợp với khoảng cách lỗ liên kết trên tay cố định ( tạo 2 tay đẩy thành góc vuông ) xiết tạm ốc liên kết lại.

Bước 7 : Dùng tay kéo cửa để tạo lực khởi động, buông tay ra cửa sẽ tự chạy vể vị trí 0 độ, sau đó mở cửa đến vị trí 90 độ > 102 độ để kiểm tra vị trí dừng cửa.

Bước 8 : Tạo lực để đóng khóa cửa. Khi đóng cửa với tay đẩy hơi, cửa thường không khép kín do bị vướng ron chống cháy, ron giảm âm, chốt khóa, yếm khung bao và được khắc phục bằng cách tăng tốc độ 2, để đóng cửa, cách này gây nguy hiểm cho người sử dụng, hộp áp lực bị xì dầu, không kiểm soát được tốc độ đóng cửa,gây tiếng ồn vượt mức cho phép, do đó phải thực hiện đúng nguyên tắc kỹ thuật như sau:

Tháo ốc liên kết 2 tay đẩy ra, dùng tay kéo tay cố định về phía ổ khóa 5 đến 7 đọ tùy theo lực cản của cửa, giảm chiều dài tay di động cho phù hợp với vị trí mới của tay cố định, xiết chặt ốc liên kết và ốc định vị của tay di động lại.

Bước 9 : Kiểm soát tốc độ đóng cửa

Vặn ốc tốc độ 1 ra, vô, vận tốc cửa chạy từ vị trí 90 độ đến 20 độ với thời gian khoảng 9 giây là đúng.

Vặn ốc tốc độ số 2 ra hoặc vô và quan sát vận tốc chạy từ vị trí 20 độ đến 0 độ với thời gian khoảng 5 giây là đúng. (Điều chỉnh tốc độ 2 luôn luôn chậm hơn tốc độ 1, mỗi lần vặn ốc điều chỉnh không quá ¼ vòng). Vặn xuôi chiều kim đồng hồ là giảm tốc độ, ngược chiều kim đồng hồ là tăng tốc độ.
Việc lựa chọn đúng loại tay đẩy hơi phù hợp với trọng lượng và chiều rộng của cánh cửa giúp chúng ta đẩy cửa nhẹ nhàng, đảm bảo độ bền của phụ kiện, có tính an toàn cao.

Tìm hiểu thêm:Tay co thủy lực là gì? Đặc điểm cấu tạo của tay co thủy lực

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline: 0914 896 213

Kỹ thuật: 0916 131 345

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

Trân trọng cảm ơn !

5/5 (1 bầu chọn)